03 CÁCH DẠY TRẺ CHẬM NÓI, MẸ NHÀN TÊNH CON LÍU LO

Tin tức, Trẻ em

Chậm nói không chỉ cản trở quá trình giao tiếp mà còn khiến bé khó hòa nhập với bạn bè cùng trang lứa. Ba phương pháp dưới đây sẽ giúp con cải thiện chứng chậm nói và nâng cao vốn từ vựng. Ba mẹ tham khảo nhé!

1.Thế nào là trẻ chậm nói ?

Trẻ chậm nói là tình trạng khả năng phát triển ngôn ngữ chậm hơn so với giai đoạn phát triển của trẻ bình thường.  Tình trạng này không ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển về thể chất và trí tuệ của trẻ nhưng ba mẹ cũng cần quan sát thường xuyên. Bởi vì, một số trường hợp chậm nói lại kèm theo mất thính giác hoặc là hậu quả của các bệnh lý rối loạn phát triển hay vấn đề thần kinh tiềm ẩn. Hiện nay, tình trạng trẻ chậm nói được phân thành 3 dạng, bao gồm:
  • Trẻ chậm nói đơn thuần;
  • Trẻ chậm nói do bất thường trong quá trình phát triển não bộ;
  • Trẻ chậm nói do vấn đề ở cơ miệng hoặc lưỡi.

Free photo mum and baby happily tease each other on a white bed.

2. Dấu hiệu trẻ chậm nói

Ba mẹ nên lưu ý một số dấu hiệu chậm nói ở trẻ như sau:

Đối với trẻ từ 3-4 tháng:

  • Trẻ không phản ứng khi có những âm thanh lớn.
  • Khả năng phát âm: Không phát ra âm thanh gừ gừ hoặc không bắt đầu bắt chước âm thanh (khi 4 tháng).

 

Đối với trẻ 7 tháng tuổi:

  • Trẻ không phản ứng hoặc hiển nhiên không quan tâm đến các tiếng động xung quanh.

 

Đối với trẻ 12 tháng tuổi:

  • Thiếu giao tiếp: Trẻ không có ý định giao tiếp với người khác, không sử dụng âm thanh, cử chỉ hoặc lời nói, thậm chí khi cần sự giúp đỡ hoặc muốn thể hiện điều gì đó.
  • Khả năng ngôn ngữ: Không biết nói một từ nào, không thể làm các động tác như vẫy tay chào tạm biệt, lắc đầu để nói không, hoặc chỉ tay.
  • Phản ứng khi gọi tên: Trẻ không phản ứng khi được gọi tên, cho thấy sự thiếu quan tâm đối với xung quanh.

 

Đối với trẻ 15 tháng tuổi:

  • Hiểu và phản ứng với từ ngữ: Trẻ không hiểu và phản ứng với các từ ngữ đơn giản như “không” hoặc “dậy nào”.
  • Khả năng ngôn ngữ: Không nói được bất kỳ từ nào.
  • Chỉ định đối tượng: Không chỉ vào đồ vật hoặc bức tranh khi được hỏi, và không bao giờ chỉ vào vật mình muốn để thể hiện mong muốn.

3. Phương pháp dạy trẻ châm nói

Dạy trẻ chậm nói tại nhà là một quá trình khó khăn và đòi hỏi ba mẹ phải kiên trì đồng hành cùng con mỗi ngày. Ba mẹ hãy áp dụng 03 phương pháp đơn giản ngay sau đây để cải thiện chứng chậm nói của con nhé!

3.1 Dạy bé các từ đơn giản

Trước giai đoạn 2 tuổi, ba mẹ nên dạy bé bắt chước các âm thanh đơn giản: tiếng kêu của con vật, bộ phận trên cơ thể hay đếm số,…Giai đoạn này ba mẹ cần giao tiếp với con càng nhiều càng tốt để con không lười nói, không thích nói chuyện khi đã lớn.

Free photo front view of happy mother and child

3.2 Mở rộng chủ đề nói chuyện với con

Ba mẹ có thể vừa chăm sóc vừa gợi ý chủ đề cho con trò chuyện như:

  • Hôm nay con muốn mặc quần áo màu gì ? Con có muốn mặc áo màu hồng không ?
  • Con thích ăn món thịt mẹ nấu không ?
  • Ăn cơm xong chúng ta cùng đi xe đạp ở công viên nha!

Phương pháp này giúp con học tập và biết cách sử dụng từ vựng, đặt câu hỏi,… theo từng tình huống. Lâu dần, não bộ con sẽ ghi nhớ và đến giai đoạn “chín muồi” có thể nói chuyện lưu loát hơn.

 

3.3 Kỹ thuật tự nói chuyện

Đây là kỹ thuật được nhiều chuyên gia ngôn ngữ hàng đầu thế giới khuyên ba mẹ nên thực hiện mỗi ngày. Khi chơi cùng con, ba mẹ hãy mô tả cho con nghe về những gì mình đang làm.

Ví dụ như khi hai mẹ con đang chơi cùng với nhau

  • Mô tả đồ chơi: Đây là xe hơi/ xe tải/ xe cẩu nè con
  • Hình dạng đồ chơi: Chiếc xe này có 4 bánh, màu cam
  • Mô tả hành động: Chúng ta có thể chơi đua xe với nhau
  • Mô tả cảm xúc khi chơi: Mẹ rất thích chơi đua xe …

 

Khi ba mẹ áp dụng cách này, bé sẽ biết cách diễn đạt, bộc lộ cảm xúc cũng như miêu tả sự vật, sự việc mình nhìn thấy. Để tạo hứng thú cho con, ba mẹ hãy bộc lộ trạng thái, cảm xúc khi nói nữa nhé!

Free photo full shot mother and kid playing together

4. Những lưu ý khi dạy trẻ chậm nói

Các bậc phụ huynh thường không giấu được lo lắng khi thấy con em mình phát triển ngôn ngữ chậm hơn so với bạn bè cùng độ tuổi. Tuy nhiên, đừng lo lắng quá mức và hãy chủ động hành động để giúp bé phát triển khả năng nói của mình.

Cách tốt nhất để khuyến khích em bé nhanh chóng nắm bắt ngôn ngữ là dành thời gian chơi với con, thảo luận và đọc truyện cho bé. Đây không chỉ là những hoạt động giải trí mà còn là cách tuyệt vời để bé tập trung, làm quen với âm thanh, và phản xạ tương tác với môi trường xung quanh. Hãy để kỷ niệm những khoảnh khắc đáng yêu này không chỉ giúp bé phát triển ngôn ngữ mà còn tạo nên những kí ức đáng nhớ trong hành trình lớn lên của con bạn.

 

Một số lưu ý khác ba mẹ cần ghi nhớ:

  • Sử dụng từ ngữ đơn giản, dễ hiểu, ngắn gọn và dễ nhớ.
  • Không giả giọng ngọng nghịu của con.
  • Nói chuyện từ tốn, nhẹ nhàng để trẻ tiếp thu và ghi nhớ từ từ.
  • Dành những lời khen ngợi, khuyến khích khi trẻ nói được câu dài.

 

Đồng thời, có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ chậm nói như bệnh lý, tâm lý, thiếu vi chất khiến cơ thể kém phát triển,…Vậy nên, ba mẹ cần quan sát để phát hiện chứng chậm nói từ sớm và có hướng giải quyết nhanh nhất.

Siro DHA kids hỗ trợ tốt cho trí não và thị lực 1 Lọ x 20ML - Hearbland Pharma

Ngay từ 06 tháng tuổi, ba mẹ có thể bổ sung DHA hữu cơ từ Herbland DHA Kids cho trẻ với những ưu điểm vượt trội:

  • Hàm lượng DHA 200mg trong mỗi giọt DHA giúp kích thích và cải thiện khả năng ngôn ngữ.
  • Hỗ trợ hình thành và phát triển não bộ giúp trẻ ghi nhớ từ vựng tốt hơn
  • Nguồn DHA từ dầu tảo thân thiện, đảm bảo độ sạch và không gây dị ứng cho trẻ.
  • Mùi vị dễ chịu, không gây nôn trớ cho trẻ.

Herbland DHA KIDS – Bảo bối của con, trợ thủ của mẹ!

Huyền Trang